Đây thực sự là một con số quá ít ỏi khi ở một số quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Israel trung bình mỗi người dân đọc từ 20 cuốn/năm. Các nước trong khu vực như Singapore trung bình là 14 cuốn/năm, Malaysia là 10 cuốn/năm... Vụ Thư viện, Bộ VH-TT&DL đưa ra con số: Tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8% đến 10% dân số.
Một câu hỏi được đặt ra là phải chăng Việt Nam xuất bản quá ít sách, báo, hay người Việt Nam “lười” đọc sách. Thống kê sơ bộ của Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ TT-TT) cũng cho biết, toàn quốc có 63 nhà xuất bản. Trong năm 2016, tổng số sách xuất bản là 30.000 cuốn (với 400 triệu bản). Sách giáo khoa phổ thông là 642 cuốn (với 370 triệu bản), các loại đầu sách khác 30 triệu bản. Rõ ràng, đầu sách được xuất bản hằng năm không nhỏ, nhưng tại sao người Việt Nam vẫn thờ ơ với sách, nhất là các bạn trẻ.
Sách là tri thức của nhân loại và khi mỗi chúng ta từ chối đọc sách, chính là làm nghèo tri thức của bản thân.
“Tôi rất vui khi Việt Nam là một trong số ít quốc gia đang phát triển cập nhật bản quyền kỹ năng đọc nhanh Speed Reading. Đây là một kỹ năng đã và đang tiếp tục được phổ cập trong thanh niên Mỹ, kể từ năm 1960.”, Tiến sĩ Bruce Stewart, Giảng viên cấp cao, Chủ tịch & Giám đốc đào tạo tại Evelyn Wood Reading Dynamics, Mỹ chia sẻ.
“Trong xu thế phát triển kinh tế của Việt Nam, việc cập nhật kiến thức của thế giới, của nền khoa học kỹ thuật tiên tiến rất quan trọng. Kỹ năng đọc nhanh Speed Reading sẽ giúp bạn cập nhật kho tàng tri thức khoa học, kỹ thuật của thế giới một cách nhanh nhất”, Tiến sĩ Bruce Stewart nhấn mạnh.
Hàng năm, có tới hơn 500.000 cuốn sách mới bằng tiếng Anh được xuất bản. Ngoài ra, còn có hơn 60 triệu trang thông tin kỹ thuật, hàng trăm nghìn trang web với hàng triệu trang thông tin trên internet. Và hàng tuần, có khoảng 3.000 tới 5.000 website mới được lập. Giám đốc điều hành doanh nghiệp và các chuyên gia thường đọc ít nhất 100,000 từ để thu thập thông tin mới mỗi ngày. Nếu chúng ta không trang bị cho mình kỹ năng đọc để thâu tóm tất cả những thông tin quan trọng trong một ngày, thì liệu có thể cập nhật những vấn đề quan trọng liên quan đến cuộc sống và kinh doanh của bản thân.
“Đã bao giờ bạn nghĩ có thể đọc một cuốn sách hay tài liệu dày 300 trang chỉ trong 30 phút hay chưa? Có lẽ với nhiều người, đó là điều khó làm được, song với kỹ năng đọc nhanh, bạn hoàn toàn có thể thực hiện được điều này. Khi chúng tôi nghiên cứu về kỹ năng Speed Reading bản quyền của Mỹ, chúng tôi không chỉ ngạc nhiên về sự thay đổi rõ rệt về tốc độ đọc, mà nó còn rèn luyện cho chúng ta tính kiên trì, tập trung trong công việc, tiết kiệm thời gian và tiền bạc”, Bà Hoàng Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty Speed Reading Việt Nam chia sẻ.
Điều tuyệt vời hơn nữa của kỹ năng đọc nhanh, đó là người đọc sẽ phải xây dựng bản đồ tư duy cho chính mình, mà khi nhìn vào đó, họ có thể đọc lại chính cuốn sách mà mình vừa nghiên cứu. Đó là kỹ năng đọc sách của thời đại công nghệ 4.0
“Nếu trước đây, tôi phải mất 1 tuần hoặc hơn thế để có thể đọc hết một cuốn tài liệu, thì nay, chỉ cần vài phút, tôi đã nắm bắt hết thông tin cần thiết cho công việc”, Anh Phạm Văn Trung Kiên, CEO Tập đoàn EF Bucost miền Bắc cho biết.
“Điều tuyệt vời mà em nhận được từ kỹ năng đọc nhanh, chính là việc vẽ bản đồ tư duy, thâu tóm tất cả những gì mình vừa đọc chỉ trên một bản đồ tư duy, mà từ đó, em có thể đọc lại toàn bộ nội dung cuốn tài liệu tham khảo”, em Ngô Phúc Lâm, học sinh lớp 11 A1, trường THPT FPT chia sẻ
Kỹ năng đọc nhanh được phổ cập cho những tập đoàn danh tiếng của thế giới như Credit Suisse, Capital One FinancialCorp, Visa và Citigroup Inc SmithBarney, IBM, Coca-Cola, World Bank, NASA, Bank of America, Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI….Riêng tại Đại học Havard, Mỹ, 100% sinh viên và giảng viên đều rất giỏi về kỹ năng này.
“Rất tuyệt vời, khi sau 4 năm có mặt tại Việt Nam, kỹ năng đọc nhanh đã được người Việt Nam đón nhận nhiệt tình, từ doanh nhân cho tới các bạn học sinh. Chúng ta biết là các môn như lịch sử, văn học hay địa lý đã trở thành “cơn ác mộng” đối với nhiều học sinh phổ thông. Song với kỹ năng này, các em không chỉ học rất nhanh mà còn rất hiểu bài, không còn tình trạng kiểu học “Vẹt” nữa”, Bà Hoàng Thị Bích Ngọc chia sẻ thêm.
Cập nhật thêm những kỹ năng trong cuộc sống không chỉ giúp phát triển bản thân, mà còn đưa mỗi người tới gần hơn nữa tri thức của nhân loại. Speed Reading không chỉ giúp mỗi người tăng tốc độ đọc sách lên gấp nhiều lần, mà còn tăng khả năng ghi nhớ thông tin, xóa bỏ rào cản tâm lý “lười” đọc của mỗi người Việt Nam.
Đọc sách cũng cần có kỹ năng, để mỗi người chúng ta có thể tìm hiểu nhiều hơn nữa, sâu hơn nữa những điều tuyệt vời của tri thức nhân loại và nền văn hiến của đất nước 4.000 năm lịch sử.